Phủ Ceramic ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ màu sơn luôn bền đẹp theo thời gian, sáng bóng, không bị trầy xước do tác động từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là môi trường và các chất ăn mòn gây nên.
Được coi là một trong những công nghệ tân tiến mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam giúp tối ưu và bảo vệ bề mặt sơn của xe, duy trì độ sáng bóng và đẹp như vừa xuất xưởng. Tuy nhiên, vì mới du nhập vào Việt Nam nên không phải chủ xế nào cũng có cái nhìn toàn diện và đúng đắn về dịch vụ này.
Chúng là biện pháp được ưa chuộng khi nhiều người dùng khi muốn tăng tuổi thọ của xe hơi. Vậy có nên phủ ceramic không? Phủ ceramic bao nhiêu tiền? Phủ ceramic ô tô ở đâu chất lượng?… Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc giúp cho chủ xe có cái nhìn khách quan hơn về phủ ceramic ô tô.
Phủ Ceramic ô tô là gì?
– Ceramic là dung dịch lỏng dùng để phủ lên bề mặt sơn ô tô bằng cách sử dụng súng phun chuyên dụng hoặc bằng tay. Được cấu tạo bởi các hạt nano liên kết với nhau như SiO2 (Silic Dioxit – Silica), SiC (Silic Cacbua) hoặc TiO2 (Titanium Dioxide).
– Các hợp chất trong Ceramic tạo ra lớp màng liên kết bền vững bao phủ toàn bộ bề mặt sơn để tạo độ bóng cho xe, đồng thời giúp sơn xe tránh bị trầy xước, xuống cấp. Tại Việt Nam, phương pháp phủ Ceramic ô tô còn được gọi là phủ gốm, phủ bóng, phủ gốm cereamic, phủ sứ ceramic, phủ men, phủ thủy tinh
- Là phủ lên bề mặt ô tô một lớp bảo vệ được làm từ các phân tử gốm siêu nhỏ, kích cỡ được tính bằng nanomet.
- Các hạt này tạo thành một lớp rất mỏng, hoàn toàn trong suốt, lấp đầy tất cả những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt sơn, kính mà mắt thường không nhìn thấy được, làm cho bề mặt xe trở nên không thấm nước, đồng thời có khả năng chống tia cực tím, trầy xước, hóa chất, nhiệt độ cao,…
Quá trình phủ ceramic tốt như thế nào?
– Phủ ceramic ô tô có tính năng tự làm sạch giúp dễ dàng loại bỏ các vết bám như xác côn trùng, phân chim,…tăng độ bóng, lấp lánh và vẻ đẹp của lớp sơn tự nhiên, hiệu ứng phản chiếu như gương giúp xe luôn trở nên sáng bóng và mới như lúc ban đầu.
– Phương pháp phủ ceramic này khá phổ biến tại nước ngoài để làm đẹp và bảo vệ cho xe. Có nhiều loại ceramic khác nhau để phủ lên những bộ phận xe khác nhau như: ceramic nền sơn, ceramic phủ nhựa nhám, ceramic phủ kính sơn, ceramic phủ vành mâm,…
Có nên phủ ceramic cho ô tô không?
Có rất nhiều lý do khiến cho việc phủ ceramic oto là điều cần thiết, trong đó phải kể đến các nguyên nhân như:
- Lớp sơn phủ zin không tốt: Để giảm giá thành sản xuất cũng như giá bán của sản phẩm, một số công ty thường bỏ qua công đoạn phủ ceramic hoặc phủ các lớp với chất lượng không tốt.
- Độ bóng giảm nhanh theo thời gian: Sau khi sử dụng một thời gian, do tác động của các yếu tố bên ngoài mà lớp sơn xe sẽ không còn giữ được độ bóng như ban đầu, khiến xe mất đi sự thẩm mỹ.
- Dễ bám bụi bẩn và khó vệ sinh: Khi lớp sơn xe bị cũ, độ bám dính của sơn sẽ không còn, lúc này dẫn đến việc bong tróc bề mặt sơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của bụi bẩn, làm oxi hóa lớp vỏ xe.
- Màu sơn nhanh phai: Do điều kiện khí hậu tại Việt Nam, các yếu tố như nắng mưa, bụi bẩn,…khiến bề mặt sơn xe xuống màu nhanh chóng theo thời gian nếu không được bảo vệ.
- Bị hạn chế tầm nhìn khi trời mưa: Khi trời mưa, các giọt nước đọng lại trên bề mặt kính gây hạn chế tầm nhìn của bác tài khi lưu thông dưới trời mưa.
Đó chính là những lý do phủ ceramic cho xe hơi ra đời, là giải pháp giải quyết được các vấn đề trên đồng thời mang lại cho xe hơi của bạn một vẻ đẹp như mới.
Khi nào nên thì phủ ceramic thích hợp?
Các chủ xe có thể phủ ceramic cho xe ô tô bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, có 2 thời điểm quan trọng mà các chủ xe cần lưu ý:
– Khi mới mua xe: đây là thời gian vàng để phủ ceramic xe ô tô bởi vì khi này lớp sơn xe còn mới, các hạt ceramics sẽ dễ dàng bám dính hơn, đồng thời giúp bảo vệ lớp màu gốc, lớp kính zin của xe, lớp phủ ceramic sẽ bám chắc và lâu hơn giúp xe luôn mới với thời gian.
– Sau khi sử dụng một thời gian: Theo thời gian xe sẽ bị xuống cấp, khiến lớp sơn mất đi độ bóng cũng như khả năng bảo vệ vỏ xe, lúc này các chủ xe nên cân nhắc đem xe đi phủ ceramic, để tránh tình trạng lớp sơn zin bị bong tróc, tăng cường lớp bảo vệ nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến vỏ xe.
Ưu điểm vượt bậc nào khi ta phủ Ceramic ô tô?
Chống tia UV và các tác nhân ăn mòn:
- Tia cực tím thúc đẩy quá trình phản ứng oxy hóa khiến lớp sơn bị phai màu, bong tróc, dễ bị trầy xước do những va chạm nhỏ. Trong khi đó, phủ Ceramic ô tô có khả năng ngăn cản tác động từ tia UV, làm chậm quá trình oxy hóa lớp sơn giúp màu xe được bền lâu, sáng bóng. Có thể nói đây là cách bảo vệ xe khỏi tia cực tím hiệu quả nhất.
- Bên cạnh đó, hàng ngày, xe phải tiếp xúc với rất nhiều các chất ăn mòn như axit, canxi, magie có trong khói bụi ô nhiễm, nước mưa, dung dịch rửa xe, côn trùng… Vì vậy, phủ Ceramic tạo ra một lớp màng có khả năng kháng axit, giúp bảo vệ sơn xe khỏi các hóa chất gây hại.
Hạn chế trầy xước bề mặt:
- Bề mặt thân xe có thể bị trầy xước trong quá trình sử dụng do ma sát, va chạm. Phủ Ceramic bên ngoài giúp hạn chế tối đa khả năng này.
- Dung dịch phủ ceramic sẽ thẩm thấu 1 phần vào lớp sơn xe còn một phần kết tinh thành lớp màn trong suốt để bảo vệ xe. Khả năng chống trầy xước của phủ ceramic phụ thuộc vào số lớp phủ và độ cứng của lớp phủ. Độ cứng được đo từ H1 đến H10, trong đó H1 là độ cứng yếu nhất và H10 là độ cứng mạnh nhất.
Giảm độ chói cho kính lái ô tô:
- Ngoài việc chống bám nước trên kính lái, Ceramic có đặc tính chống chói, lóa mắt do ánh nắng mặt trời hay đèn pha của các xe đi ngược chiều. Phủ Ceramic ô tô giúp bảo vệ mắt hiệu quả, giảm điều tiết.
- Chủ xe nên phủ Ceramic cho ô tô bởi lớp bảo vệ này mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Ngoài ra, theo các chuyên gia, lớp Ceramic cao cấp có thời gian lưu giữ khoảng hơn 1 năm với xe chỉ phủ một lần duy nhất và hơn 2 năm với những xe được phủ định kỳ.
Tạo độ bóng bề mặt, chống đọng nước và bám bẩn:
- Dung dịch Ceramic được đánh giá cao về khả năng chống nước, hạn chế bụi bẩn. Khi phủ lên ô tô, Ceramic tạo độ mịn trên vỏ xe và hình thành “hiệu ứng lá sen” làm cho nước tụ thành dòng và trôi nhanh chóng. Đặc tính này vô cùng quan trọng với kính lái, giúp tầm nhìn trở nên thông thoáng và đảm bảo an toàn tối đa khi lái xe trong trời mưa.
- Ngoài ra, lớp Ceramic có tác dụng tăng độ phản chiếu, độ sâu của lớp sơn và tạo độ bóng cho bề mặt vỏ xe. Vì vậy, phủ Ceramic ô tô giúp nâng cao thẩm mỹ, mang lại vẻ đẹp sang trọng cho chiếc xe.
Dễ dàng vệ sinh, hạn chế bám bụi:
- Trên bề mặt lớp sơn xe hơi luôn tồn tại những vết lồi lõm siêu nhỏ mà khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này khiến cho bụi bẩn dễ dàng bám dính, việc vệ sinh xe thông thường cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Khi phủ ceramic ô tô lên trên bề mặt sơn, những chỗ lõm này sẽ được lấp đầy, độ trơn bóng khiến cho bụi bẩn không thể bám dính, vệ sinh dễ dàng hơn.
Bảo vệ bề mặt kính lái:
- Bảo vệ bề mặt kính lái cũng là một trong những công dụng hàng đầu của việc phủ ceramic cho ô tô. Kính lái của bạn sẽ được trang bị thêm một lớp bảo vệ khỏi những va chạm của lưỡi gạt mưa và dung dịch rửa kính.
Nhược điểm của phủ Ceramic xe ô tô:
Ngoài những lợi ích kể trên, phủ ceramic oto có một số nhược điểm như:
– Giá phủ ceramic ô tô khá chát, có thể lên đến hơn 10 triệu tùy thuộc vào gói dịch vụ, kích thước xe ô tô cũng như tình trạng xe hiện tại.
– Bị ngả màu theo thời gian nếu sử dụng dung dịch phủ ceramic không chất lượng, độ sáng bóng của xe sẽ bị giảm.
– Phủ sai kỹ thuật dẫn đến lớp phủ không đạt yêu cầu, làm cho bề mặt sơn của xe bị ảnh hưởng và xấu đi.
– Quy trình cho việc thực hiện khá phức tạp, gồm nhiều công đoạn với mức độ chuyên môn cao, nên đa phần chỉ nên thực hiện phủ ceramic ô tô tại những nơi chuyên nghiệp.
Quy trình phủ ceramic xe ô tô gồm các bước:
Quy trình phủ ceramic ô tô của mỗi cơ sở, garage có thể khác nhau đôi chút, nhưng nhìn chung thường bao gồm các bước chính sau:
Bước 1 – Kiểm tra tình trạng xe: Bước này giúp khách hàng nắm được tình trạng hiện tại của xe, hiểu rõ hơn bề mặt sơn xe, từ đó có thể lựa chọn gói phủ ceramic phù hợp.
Bước 2 – Rửa và vệ sinh bề mặt chi tiết: Rửa xe, tẩy bụi sắt – nhựa đường, tẩy bằng thanh đất sét Clay bar chuyên dụng… để loại bỏ tất cả các vết bẩn trên xe.
Bước 3 – Đánh bóng – hiệu chỉnh sơn xe (kính xe nếu có): Hiệu chỉnh sơn xe là quá trình xử lý các vết xước, sần, mắt cá, rạn nứt, bong tróc… trên bề mặt sơn. Sau đó tiến hành đánh bóng để lấy lại độ cân bằng cho bề mặt sớn bề mặt sơn xe.
Bước 4 – Phủ ceramic: Trước khi phủ ceramic sẽ vệ sinh thật kỹ bề mặt lần cuối. Dung dịch ceramic được phủ bằng miếng xốp (bọt biển) và lau lại bằng khăn lau chuyên dụng. Sau tầm 2 tiếng khi xong lớp phủ thứ nhất sẽ tiếp tục phủ lớp thứ hai. Số lớp phủ ceramic và loại ceramic khác nhau tuỳ theo gói phủ ceramic khách hàng lựa chọn.
Bước 5 – Sấy khô: Sử dụng đèn sấy sơn hồng ngoại để ceramic khô nhanh hơn cũng như tạo độ kết dính tốt hơn giữa lớp ceramic với sơn xe và giữa các lớp phủ.
Bước 6 – Kiểm tra chất lượng: Ở bước cuối cùng, nhân viên QS (Quality Supervisor) sẽ kiểm tra toàn bộ chất lượng của các dịch vụ vừa mới được thực hiện. Đảm bảo sản phẩm giao lại cho khách hàng hoàn hảo nhất.
Mỗi nơi phủ ceramic áp dụng quy trình kỹ thuật khác nhau sẽ cho ra thời gian hoàn thành khác nhau. Tuy nhiên, theo các trung tâm phủ ceramic chuyên nghiệp, tổng thời gian phủ ceramic ô tô ít nhất từ 1 – 2 ngày mới hoàn thành được toàn bộ quy trình phủ ceramic chuẩn và cho ra chất lượng tốt nhất.